Thứ bảy,27/04/2024
Chào mừng Quý vị và các bạn đến trang web trường Tiểu học Quang Trung

TRƯỜNG TH QUANG TRUNG HƯỚNG DẪN, TUYÊN TRUYỀN TOÀN THỂ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID -19.

Quản Trị 02/03/2020 Lượt xem:105

 

   

I. HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH VIÊM PHỔI CẤP DO VIRUS COVID-19

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Covid-19  gây ra là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A, có thể lây từ người sang người qua.

03 đường: Tiếp xúc, giọt bắn và không khí

Những người khi có 1 trong 4 triệu chứng sau đây:

Sốt, ho, có thể có khó thở và có 1 trong các yếu tố dịch tễ sau:

+ Đi từ vùng có dịch (Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 14 ngày; hoặc nhập cảnh vào Việt Nam từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc có trường hợp đã xác định;

+ Có tiền sử đến/ở/về từ vùng dịch đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng 14 ngày;

+ Tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với trường hợp bệnh xác định hay trường hợp bênh nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Để phòng chống bệnh có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây: 1/ Không đến vùng có dịch.

2/ Hạn chế đến nơi đông người; trong trường hợp cần đến nơi đông người cần sử dụng khẩu trang và rửa tay với xà phòng. Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh đường hô hấp cấp tính; khi cần tiếp xúc cần phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách ít nhất 2m khi tiếp xúc.

3/ Người có dấu hiệu ho, sốt, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ và thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

4/ Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng thực phẩm đã được nấu chín; không mua bán, tiếp xúc với các loài động vật hoang dã.

5/ Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, tăng cường mở cửa, hạn chế sử dụng điều hòa, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng.

6/ Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng

 II. HƯỚNG DẪN SÁT KHUẨN TAY NHANH   

  • Đặt lòng bàn tay không thuận dưới vòi xịt, dùng tay thuận nhấn mạnh.
  • Xoa lòng bàn tay khô vào lòng bàn tay ướt.
  • Nhúng các ngón tay vào dung dịch sát khuẩn nhanh trong lòng bàn tay và xoa mạnh quanh móng tay.
  • Xoa đều dung dịch sát khuẩn lên toàn bộ bề mặt da tay ở cả 2 bàn tay và xoa đến cổ tay
  • Đặc biệt lưu ý đến:
  • Các kẽ tay.
  • Các ngón tay.
  • Ngón cái và mu bàn tay.
  • Tiếp tục xoa cho đến khi cả 2 bàn tay đều khô.

LƯU Ý: Chỉ nên sát khuẩn tay trong những trường hợp cần thiết

  • Che miệng khi ho, hắt hơi; xì mũi
  • Tay bẩn 

 III. Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách

 Khẩu trang y tế là một đồ dùng được sử dụng thường ngày ở Việt Nam hiện nay nhưng không phải ai cũng biết đeo khẩu trang y tế đúng cách, rất nhiều người đã, đang đeo sai cách, khiến việc tránh bụi, bảo vệ sức khỏe của khẩu trang y tế không được phát huy tối đa. Để biết cách đeo đồ dùng này đúng cách, xem bài này ngay.

     1/ Đeo đúng mặt:

– Khẩu trang y tế chất lượng và khẩu trang than hoạt tính thông thường có 2 mặt, bạn cần chọn đúng mặt khi đeo để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất.

– Đeo đúng mặt là khi mặt trong của khẩu trang tiếp xúc với da mặt của bạn. Để phân biệt mặt trong và mặt ngoài của khẩu trang thì mặt ngoài thường có màu đậm, còn mặt trong sẽ có màu sắc nhạt và có độ phẳng hơn.

     2/ Đeo đúng chiều:

– Nếu nhìn sơ qua, bạn sẽ không dễ dàng phân biệt đâu là mặt trên, đâu là mặt dưới của khẩu trang và nếu đeo sai mặt, cực gây khó chịu trong quá trình đeo và bụi bẩn, vi khuẩn dễ lọt vào bên trong.

– Để đeo đúng chiều, bạn cần chú ý là mặt trên của khẩu trang thường gắn 1 sợi kim loại nhỏ, sợi kim loại này có thể điều chỉnh độ cong linh hoạt để ép sát theo hình dạng mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sóng mũi. Mặt dưới của khẩu trang thì thường có đường dập liền, không có dây kim loại như mặt trên.

      3/ Các bước đeo khẩu trang chuẩn nhất:

– Khi đeo khẩu trang, bạn cần sử dụng 2 đầu ngón tay của mỗi bàn tay đồng thời lồng 2 dây đeo khẩu trang vào 2 tai hoặc lồng từng bên tai một sau đó chỉnh cho khẩu trang thật cân đối, tiếp theo sử dụng 1 tay giữ phần trên khẩu trang cố định và kéo nhẹ phần dưới giãn ra sao cho phần dưới phủ xuống cằm.

– Cuối cùng, sử dụng tiếp ngón cái và ngón trỏ của 1 tay bóp nhẹ dây kim loại ở mặt trên khẩu trang để làm tạo độ kín giữa mũi với khẩu trang, chỉnh lại khẩu trang nếu cần là xong.

       4/ Những lưu ý cần biết khi đeo khẩu trang:

– Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại khẩu trang với hình dạng khác nhau theo quy tắc chung thì bạn đeo sao cho không khí hít vào phải trải qua lớp lọc của khẩu trang là được.

– Ngoài ra, khi đeo phải điều chỉnh khẩu trang vừa khít với mặt, bao phủ phần lớn khoang mũi, miệng nhưng vẫn đảm bảo bạn hít thở dễ dàng, tai không bị đau, trầy da.

– Khi đeo khẩu trang y tế dùng hằng ngày, bạn cần lưu ý  tốt nhất chỉ dùng 1 lần/ngày, không nên tái sử dụng nhiều lần. Nếu có tái dùng khẩu trang than hoạt tính thì nên hạn chế việc giặt giũ, lớp than hoạt tính sẽ giảm tác dụng cực nhanh sau các lần giặt.

– Không nên cho khẩu trang vào túi quần, áo, túi xách, các túi đựng này có thể làm khẩu trang bị bẩn, nhiễm vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn khi đeo.

Bạn đã đeo khẩu trang đúng cách chưa? Qua bài viết này bạn có phải sửa thói quen đeo khẩu trang nào không? Nếu có đeo khẩu trang sai cách, nhớ sửa ngay nhé.

IV. NHỮNG VIỆC HỌC SINH CẦN LÀM TẠI NHÀ

  1. Súc miệng họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên
  2. Giữ ấm cơ thể.
  3. Tập thể dục.
  4. Ăn chín uống chín và đảm bảo chế độ đầy đủ dinh dưỡng.
  5. Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên.

+ Rửa tay trước và sau khi ăn,

+ Rửa tay sau khi đi vệ sinh,

+ Rửa tay khi tay bẩn,

+ Rửa tay sau khi đi chơi, đi học về nhà,

+ Rửa tay sau khi tiếp xúc các động vật nuôi và hoang dã.

  1. Che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp)
  2. Không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
  3. Không khạc nhổ bừa bãi.
  4. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa.
  5. Bỏ rác vào thùng rác có nắp đậy đúng nơi quy định.
  6. Tự theo dõi sức khỏe gồm ;

+ Tự đo nhiệt độ ( Từ 37,5o C trở lên là có sốt)

+ Có ho không ?

+ Có khó thở không ?

  1. Nếu có sốt, ho, khó thở thì

+ Chủ động báo cho nhà trường ( Giáo viên chủ nhiệm).

+ Nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe và đeo khẩu trang.

+ Đến cơ sở y tế để được khám,tư vấn, điều trị.

  1. Có trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế không?

– Nếu có thì nghỉ ở nhà.

Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở.

Tránh chỗ tập trung đông người, không tụ tập đông người.

Hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.

 V. NHỮNG VIỆC HỌC SINH CẦN LÀM TẠI TRƯỜNG

  1. Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên.

+ Rửa tay trước khi vào lớp,

+ Rửa tay trước và sau khi ăn,

+ Rửa tay sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ,

+ Rửa tay sau khi đi vệ sinh,

+ Rửa tay khi tay bẩn,

  1. Che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
  2. Không đưa tay lên mắt, mũi ,miệng.
  3. Mang cốc/bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn… để dùng riêng tại lớp.
  4. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối chăn.
  5. Không khạc nhổ bừa bãi.
  6. Bỏ rác vào thùng rác có nắp đậy đúng nơi quy định.
  7. Nếu có sốt, ho, khó thở thì phải báo cho giáo viên chủ nhiệm.

     VI. Giáo viên cần làm gì khi học sinh đi học

      Trước khi học sinh đi học trở lại và trước khi học sinh đi học hằng ngày

  1. Đón và giao học sinh tại cổng trường theo sự phân công của nhà trường

2.Thông tin cho học sinh và cha mẹ học sinh biết về các biện pháp phòng chống dịch đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện tại nhà trường để học sinh, cha mẹ học sinh yên tâm.

3.Hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở học sinh sát khuẩn tay nhanh, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước khi vào lớp.

  1. Trước khi vào tiết học đầu tiên giáo viên chủ nhiệm thông báo quy định, phát cho học sinh tờ danh mục “ Những việc học sinh cần làm tại trường để phòng tránh mắc bệnh covid-19 và hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện
  2. Hằng ngày trước khi vào tiết học đầu tiên, giáo viên nhắc nhở học sinh thực hiện và đánh dấu vào tờ danh mục những việc học sinh cần làm
  3. Hằng ngày giáo viên chủ nhiệm kiểm tra tờ danh mục của học sinh ít nhất 01 lần/ ngày nếu học 1 buổi ; ít nhất 2 lần/ ngày nếu học 02 buổi.
  4. Hằng ngày trước khi vào mỗi tiết học giáo viên điểm danh và hỏi học sinh xem có cảm thấy sốt, ho, khó thở, mệt mỏi không. Nếu có, giáo viên đưa ngay học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi và xử trí kịp thời.
  5. Khi giáo viên có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì phải đến phòng y tế ngay để được kiểm tra, theo dõi, cách ly. Nhân viên y tế nhà trường thông báo ngay cho trạm y tế phường, cơ quan quản lý đồng thời cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách cho giáo viên.

+ Kéo khẩu trang che kín cả mũi và miệng, không chạm tay vào mặt ngoài của khẩu trang

+ Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm và mặt ngoài của khẩu trang để tháo ra.

+ Cho khẩu trang đã sử dụng vào túi phân hủy/túi vải/túi giấy

+ Rửa xà phòng và nước sạch hoặc sát khuẩn tay nhanh ngay sau mỗi lần tháo khẩu trang.

  1. Giáo viên tham gia công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh co vid – 19 theo sự phân công của nhà trường.
  2. Thường xuyên vệ sinh nơi ở, phòng học sạch sẽ, tăng cường mở cửa, hạn chế sử dụng điều hòa, giưa ấm cơ thể nâng cao thể trạng. Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi,sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể dục thể thao.
  3. Cuối tuần tổng dọn vệ sinh lớp học: lau chùi bàn ghê, nền nhà , cửa sổ, cửa ra vào bằng nước xà phòng; phun thuốc diệt khuẩn do nhà trường cung cấp

   ( Mỗi lớp tự trang bị nước lau sàn nhà, cây lau nhà, khăn lau bàn ghế, xô đựng nước và 01 bình xịt loại 01 lít để nhận thuốc sát khuẩn từ phòng y tế phun toàn bộ khuôn viên lớp học.

VII. KHI HỌC SINH RA VỀ:

  1. Đeo khẩu trang từ trường về nhà
  2. Khi thấy có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì học sinh phải đến ngay bệnh viện để được tư vấn và điều trị.

 

 

 

 

2020-04-01T13:12:57+00:00